Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Muối

Một nắm thời gian buồn như muối
lên men từ bữa bước giang hồ
ai thành lòng sung mình lòng vả
đằng nào cũng đắng chát đời nhau

thì có làm chi chừ cũng cạn
cũng sông cũng biển cũng ao hồ
cũng trơ lòng mình từng vốc đá
cũng cạn cho tình giọt ngẩn ngơ...

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009

Đòi nợ

hãy trả cho em cái tuổi nào
mi vừa ướt và mắt vừa cay
môi vừa hồng tim vừa sáng
đã kịp già nua trước tuổi người

từ đấy em không còn yêu được
nên giờ tan hết với mình đây...

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Chẳng mong ngày về

Không cần phải hát bài đó
hãy đi đi

đi
như lần đầu tiên bước xuống

đã qua rât qua cái khó khăn
như vừa được chết!

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

Thèm chút bình yên

Tại mưa gió tơi bời này là lòng em lại chòng chành khó tả
em thèm được sống riêng mình
chỉ để đi lui đi tới trong một căn phòng nhỏ
ngó mưa rơi
ngó lá bay
ngó lòng mênh mang lằng lặng

Rồi em thèm được mở lên chút nhạc
nghe những lời cũ kỹ thôi rồi
nghe những điều sến rện thôi rồi
nghe những giấc mơ giật mình gõ cửa
nghe tiếng thương yêu ríu rít dưới hiên nhà
nghe mắt môi cười tan giọt giọt vô tình lăn đâu đó

Giờ thì thèm nhắm mắt một đoạn
mở ra đã yên ổn bao giờ...

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

Cầu mong dưới nụ an lành

Ngó xem dưới nụ an lành
bao nhiêu là lá thật xanh như là
đâu như bời rối người ta
ngón tay cầm bụi cũng là như đau

Xem như dưới nụ là hoa
xem mình thử chừ đang ra cái gì....

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

Cho lòng hôm qua

Và xanh biếc và tím hồng
và ai thả bóng cho lòng hôm qua
và ai đánh một cành hoa
kêu đau quá, nở ra ba bảy chùm...

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Tiễn một người

Rồi sẽ quen ngay thôi
người cũ sẽ đi và mới tinh rồi sẽ đễn
một vài bữa tinh tươm
rồi đâu là cũ kỹ

cái ghế kia sẽ thay ngôi đổi chũ
sẽ khác đi những cái mặt hay cười

chỉ riêng lòng thì lại trời ơi...

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Tình hình bão lũ

Cái cần bay theo bão
mất rồi
cái cần trôi theo lũ
mất rồi

còn trơ cái mình

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Có một trái tim cần ngơi nghỉ

Có một trái tim cần ngơi nghỉ
nằm gối lên những phiến thơ sầu


bữa qua sầu rụng bên người mới
trơ lại riêng mình nỗi trời ơi...

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Hiệp khách mặt buồn

Bữa mệt hiệp khách nằm nhai cỏ
bỏ lại cô cô với mặt sầu
cô buồn cô bỏ lên mây ở
hiệp khách nhai nhằm nỗi đâu đâu

ừ thôi hiệp khách đừng múa võ
giang hồ cho mệt lắm vai nhau
cô cô rớt kiếm vùi chân núi
hiệp khách giang đầu có kịp đâu

nên đời bữa lại thêm đôi bạn
lên núi tìm sông chả thấy người
chỉ thấy đâu đây trò vụng dại
khách hành với hiệp với đười ươi...

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

Một lần đến trăm năm

Bữa nay mình rụng thêm một tuổi
cái tay rơi xuống một bông tàn
một bông lận đận giờ yên ngủ
thêm phần thương nhớ chảy vòng quanh

bữa nay mình rụng thêm một chuyện
tình yêu ai thả dưới chân cầu
con nước thì xuôi mà tình lặn
bữa nào trời nắng trỗi mọc tăm

cái cây rụng lá hoài nên trụi
đời mình rụng hết xuống trăm năm
chỉ còn một đây vài yêu dấu
ai đem dúi với cái dây cầm...

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009

Rứa đó

Bữa xưa mình thật thơ ngây
thường tranh thủ lớn thật nhanh cả trong mơ cả trong ngày chủ nhật
đâu ngờ càng lớn càng mau quên nước mắt
nên bị bệnh khô mắt
ráo hoảnh đến bây giờ

Bữa xưa mình tưởng tình yêu là thứ có thật trên đời
nên báng bổ cả thần linh để chơi trò vụng dại
ai ngờ người đi xa ngái
cầm theo một chút đau buồn

từ đó mưa chẳng bao giờ tuôn
nên mình thành người thanh thản...

rứa đó
nên bạn bè giờ gặp
đừng ai quen ai lạ
mình xưa mất rồi
thế nhé
chào nhau....

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Ngày đã cũ

Ngày tôi chở dòng sông đi xa
nước trong veo hồ thu như khóc
phải mất gần chục năm
mới dỗ xong đời sông đời suối
dỗ cho hết những mùa thu cuối
nước đừng xuôi theo những bóng thuyền
may mà đời mình hết thuyền quyên

Ngày tôi chở dòng sông đi xa
định lòng thả sông vào biển cả
định lòng nuôi thêm đôi loài cua cá
định lòng cho sông sống một đời sông
mà đâu đành lòng thấy nước thôi trong

Nên mười mấy năm sông lại về chốn cũ
dù không trong như thưở ban đầu
buột lòng tôi thương con nước cũ
năm xưa ngoái lại một lần đau...

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Sẽ đến lúc


Chào nhé cái ngày thua ngộ nhận
ta về sắp xếp mộng lung tung
bữa nào hơi rảnh đem ra đếm
rồi xếp rồi lau cái vô chừng

vô chừng như thể mười lăm tuổi
thiên hạ mênh mông tưởng riêng mình
nên chi ai nhớ mà ta rối
ai buồn ta ngỡ mặt trời rơi

nên chi mai mốt đời ta rảnh
đem chuyện ngày xưa kể lại mình
hình như bữa ấy thành thơ trẻ
thành lá thành hoa hát tự tình...

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Ngồi yên nhé


Mây vẫn trắng như đầu non cuối bãi
nhạc vẫn tươi như thưở biết yêu người
đời vẫn xinh như hôm nào qua phố
nên chi mời ai đó ghé vào chơi

vào chơi nhé
ngồi bên này thật nhẹ
ly cà phê pha sẵn để trên bàn
thêm chút nhạc em cài thêm trong máy
có cuốn sách này để lỡ nhớ bâng quơ

rồi yên đó em ra ngoài chút xíu
cái bộn bề kia đáng ghét quá chừng
nhưng hề chi ngày còn dài còn đẹp
thì ngồi im im nghe gió qua cầu

rồi yên nhé nghe lòng thật êm dịu
nghe tiếng mình cười một chút trong tim...

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Rối

Ta không biết đời mình mưa hay gió
mà hết nghiêng bên này lại ngả xuống bên kia
muốn đứng dậy đôi khi chân khuỵu lại
khi muốn yên ngồi lại ngọ ngoạy bắt đi

rồi như thể cái đi là định mệnh
không đi bằng chân ta đi lại bằng hồn
không nhìn bằng mắt ta nhìn sâu ý tưởng
không buồn bằng mặt ta sầu tận bên trong

nên chi rốt cuộc ta thành đời như rối
cứ khóc cứ la rồi hét rồi cười
rồi như diễn như tuồng như tướng
đâu hay dây ai kéo sau mình....

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

Bữa nay về đứng bên bờ giậu

Cứ loay hoay loay hoay miết rứa, không biết thoát đi ngả mô cho đỡ vấp mạng nhện. Rồi một bữa sớm chạy thục mạng ngoài đường, chạy chặp chi ngó lên thấy mình đang lòng vòng trong đường xanh hoa muối bay rì rào. Không dưng mà lòng nghe ưa khóc. Giá chi còn nhỏ nhỏ, còn thon thon, còn mi nhon, mình sẽ đứng ngay chỗ này mà khóc. Mà nghe hoa muối bay rì rào.

Thì đó, vẫn là phố cũ, vẫn là cây xưa, vẫn là mỗi đi mỗi nhìn, mỗi đi mỗi đắm đuối, mỗi đi mỗi kỷ niệm ngút trời, có quên cũng không bao giờ chạy mô cho thoát. Dù vội vàng hay thong dong thanh thản, đầu óc mình vẫn miên man suy nghĩ. Bữa nắng thì nghĩ chuyện vui. Bữa mưa thì nghĩ chuyện buồn. Bữa vừa vừa ngẫm sự nhân tình thế thái. Mà sao mấy bữa này, lòng chỉ nghĩ những chuyện gì đâu. Nên lúc mô người cũng chỉ chực nhảy từ thái cực này sang thái cực kia.

Bạn mình nói thèm ôi là thèm một thức chi đó đừng yêu đừng thương đừng chi chi hết, chỉ là đủ để dựa lên vai nhau mà đi qua mỗi vùng xoáy bão. Nghe nói, bất giác mình muốn khóc. Ưh. Cái thức nớ hay lắm, đẹp vô cùng. Cái thức nớ trong đời không thật nhiều nhưng không phải là không có. Kỳ thực, thức nớ mình cũng đã có, cầm đầy hai tay tràn trong tràn ngoài ôm hoài không hết. Cái thức mà bữa đó mình kêu tên rằng Tình thì là...

Kể rằng trên đời này, quá nhiều thứ tình cảm, dễ làm con người ta lẫn lộn. Nên một bữa, ông trời rảnh rang mới bày ra cái sự đặt tên tình. Thế là tình gì cũng có tên của nó, Tình Yêu, Tình thương, Tình bạn, Tình thân.... nhiều lắm. Nhưng có một thứ loài kỳ lạ đã sống với nhau bằng một tình cảm không thể kêu bằng tên nào trong đó suốt ngày đeo bám lấy nhau và ham chơi kỳ lạ. Do mãi chơi, cái loài ấy không kịp đến xin tên gọi, đợi đến lúc tốt mịt mệt mỏi mới chạy đến, lúc ấy trời đang ậm ừ ngẫm nghĩ cho ra cái tên, vừa suy nghĩ trời vừa lẩm nhẩm Ừ... tình ni là tình thì là....

Rứa là xong thê nở, cái loài ham chơi tê nghe đến đó đã nhanh nhảy chạy biến để còn kịp độ nhậu tối khuya. Là chết danh cái tên Tình Thì Là.

Rồi trong cái Tình đó, mình đã thấy bình an biết bao. Dịu dàng. Nhẹ nhàng. Đầy thương yêu. Có vui có buồn có đau thương khổ nạn. Nhưng bao giờ cũng được nhìn bằng cái nhìn dịu dàng rất dịu dàng và yêu thương vô hạn.

Giờ thì mình đã lớn. Đã đủ thứ trên đời. Và có lẽ kinh khủng nhất là mình đã trở thành người mạnh. Để đủ sức sống đời riêng. Phải thế không??????????????????

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

Chào buổi sớm

Rồi một sớm tự một mình ly nhỏ
chút đắng chút cay chút ngọt vô ngần
ai qua ngõ cái tần ngần níu lại


rồi một sớm đặt bày chào buổi sớm
chào gió chào mây chào luôn thể thiên hà
ai qua ngõ mắt bần thần ngồi ngó


thì mỗi sớm ly buồn vui mỗi mỗi
cứ dọn ra chê chán lại gom vào
ai dám uống ta gọi người can đảm!

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2009

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Rớt uỵch một cái

Nhiều khi nghĩ, mệt mỏi cũng có niềm riêng của nó
là không được phép nghĩ suy nhiều

đau tim cũng có cái hay riêng của nó
là không ai được phép làm tổn thương một trái tim đang nằm bệnh

nên đôi khi nằm ôm trái tim đau
mà tha hồ tưởng tượng
về những đào thương đào lẳng
những kép chính kép phụ

nhưng thiệt tình
có nhiều khi trong một buổi diễn
mình tưởng mình đang đào chính
uỵch cái
rơi ra vai phụ lúc nào không hay...

Kakakakakak.......

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Không chi hết

Không chi hết

chỉ thấy như là núi với những rạng mây bông bông như tấm tấm bước lên thật êm đềm

và mưa xa chừng như ướt một vài ai không kịp gần trú ngụ

và sẽ sũng mềm một chút nhớ nhớ quên quên



Không chi hết

nên mình cần chi vội

cứ nhẩn nha tha thứ hết đi mình

rồi sẽ đến sẽ xong sẽ qua thật nhiều những vui buồn những gì gì làm tim mình mắt mình nụ cười mình méo xệch méo xẹo

mà gió thì tha hồ cứ vẫn làm reo



Không chi hết thì cần chi để ý

ai mược ai mình vẫn cứ là mình

cứ là đinh ninh cứ là chắc trăm phần trăm mình thật nhiều yêu thương không ba hoa không chích choè không lừa nhau không tội lỗi

dù có đôi lần lòng lúng liếng suýt chực rơi



Nên vẫn cứ không chi hết không chi hết không chi hết thế thôi.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2009

Cho đáng đời

Ừ thì tại giống đa tình

thấy ai đứt ruột cũng thình lình đau

thấy ai rớt đáy sông sâu

mình đem thắp lửa bắc cầu tùm lum



nên chi buồn ở sau lưng

chạy quanh chạy quẩn quá chừng vô duyên

vô duyên cho tới mạn thuyền

vỗ ba bảy nhịp ra thuyền quyên luôn



nên chi không giận không hờn

tại mình đứt ruột bỏ luôn người tình

vội vàng ttheo cõi u minh

làm sao biết

ai thả tinh tỉnh tình...

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2009

5. Hình như em được yêu thương

Phải nói một cách thật thà rằng mười mấy hai chục năm vô đà nẵng, chỉ có lần này em mới được biết đà nẵng nhiều hơn cả. Lần đầu tiên được vô công viên đà nẵng với Nhím và Măng. Lần đầu tiên biết đà nẵng có Ma ở số 23. Lần đầu tiên quay trở lại một nơi cũ. Lần đầu tiên được ngồi cà phê ở một cái quán mà cô bé chủ quán dễ thương thẽ thọt anh chị thông cảm quán em ế quá nên mời anh chị ra về... Nói tóm lại, rất nhiều thứ cho em ở cái xứ sở lâu năm lắm mà sao vẫn chưa thể thành thân quen.
Ở đà nẵng về lần này, lòng em đã nhẹ nhõm. Đã biết vui biết buồn biết yêu thương trở lại. Đã yên bình như mặt hồ lặng sóng khi xưa. Đã biết rằng đôi khi sống giữa đời cần thật nhiều sự giản đơn. Cần thật nhiều sự thật thà, sự trải lòng... tỉ tỉ những thứ bình thường giản dị mang tên mẹ, tên em, tên cháu, tên bạn bè...
Ở đà nẵng về, lần này em cũng biết rằng mình vẫn còn được yêu thương. Vẫn còn những sự tốt dành cho mình. Vẫn còn có người biết tội mình. Thế là quá đủ. Quá xúc động lắm rồi.
Nên, em cảm ơn tất cả những ai đã nhiệt tình với em. Những ai đã vì em mà vượt nghìn trùng xa cách của mười mấy km chói chang chỉ để làm nhiệm vụ em khỏi buồn. Cảm ơn những ai đã ân cần sợ em ngồi một mình nơi xa lạ.
Và em cũng nhân đây mà ghét. Ghét ai đã hứa hẹn với em thật nhiều rồi thông báo rằng xin lỗi. Ghét ai vội vã nói với em rằng gọi điện thoại sao lúc nào cũng nghe tắt máy. Ghét ai đã miễn cưỡng đến ngồi nhắn tin nói điện thoại bận bịu rồi vội vã tranh thủ chỉ vì em... Nói chung là yêu ghét phân minh rõ ràng ghê rứa đó.
Chừ thì hết đã nẵng rồi. Em về lại với mình, với những ngày của mình. Về với cái chế giễu của Răng Sún, hê hê... đi đà nẵng mà không biết đường, ốôc dộôc... hê hê...

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Lẳng lơ

Đêm qua đổi bóng với hình
đổi say với tỉnh đổi mình với em
đêm qua đổi lạ thành quen
đổi thương nhớ thành đỏ đen bạc vàng

đêm qua táo rụng giữa làng
có chuông thằng mõ vang vang sân đình
đêm qua có một cái rình
có thêm vài cái đa tình đong đưa

đêm qua ai cũng chẳng vừa
đã say đắm đã không chừa lẳng lơ...

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

Đong đưa

Sợ rơi ra sập một núi

sợ cúi xuống ướt một chiều

sợ vỡ òa cái cheo leo

nên em đem mình ra đếm



Đếm rằng mười hai than thở

đếm rằng hai bốn trách thân

đếm rằng mênh mông tình tứ

đếm rằng vô số đa tình



Sợ rằng hai đứa làm thinh

sợ rằng chênh vênh vách đá

sợ rằng mai thành người lạ

đất trời không ngó mặt nhau



Nên chừ thôi mệt bể dâu

em thôi làm người tình nhỏ

em thôi gieo mình theo gió

thôi rồi... thôi hết đong đưa...

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Tình yêu cũ kỹ

Đến bây giờ cô cũng không hiểu tại sao mình lại cả tin đến vậy. Anh nói rằng anh sẽ đến. Cô đợi. Ba ngày một mình ở thành phố biển đầy người và sóng, cô như muốn ngạt thở bởi những cặp tình nhân. Biển đã quá quen thuộc với cô, nhưng sự chờ đợi lại khó khăn hơn gấp trăm ngàn lần. Đến lúc cô không còn đủ sự kiên nhẫn với sự chờ đợi của thời gian nữa, anh mới xuất hiện.

Mái tóc cũ kỹ. Gương mặt cũ kỹ. Dường như anh mang theo cả một thứ tình cũ kỹ. Nhìn anh. Bất giác cô cảm nhận được sự già nua của cuộc đời đang bủa vây hai người. Anh bảo chỉ gặp được cô chiều và tối nay thôi. Mai anh có cuộc họp sớm ở Sở, không thể vắng được. Cô cười. Chiều và tối không thôi cũng đã quá nhiều. Em e mình không sử dụng hết quỹ thời gian này đâu.

Lặng lẽ chọn một quán ăn. Anh nhìn cô, ánh mắt trìu mến xót xa. Em gầy đi nhiều quá. Chắc là vất vả. Vâng. Cuộc sống mà anh. Hãy chọn ai đó đi, anh hy vọng em sẽ không lo âu quá nhiều. Em bây giờ làm gì còn có cơ hội được chọn ai đó. Người ta đã đi chọn người khác thay vì ngồi đợi em chọn họ mất rồi. Anh nhìn cô, ánh mắt không đổi.

Cô yêu anh năm mười sáu tuổi. Lúc ấy anh hai mươi. Cái tuổi mà tình yêu không dám định hình. Để rồi sau đó trượt dài vào nhớ nhung, nuối tiếc. Những ngôn từ dành cho cô, bao giờ anh cũng chỉ dừng lại ở “thân yêu”. Mà tuổi ấy, hai chữ “thân yêu” kia chưa đủ bảo chứng cho tình yêu có thật ở một cô bé mới lớn. Tại sao ngày ấy em không nhận ra tình yêu của anh nhỉ. Cô cười buồn. Nếu em nhận ra, giờ chắc gì mình đã còn được ngồi với nhau thế này. Em lại nói thế. Mà vẫn cứ yêu anh. Vâng. Cô thở dài, cái thở dài không dấu nổi.

Những cơn gió từ biển thổi vào dài như một lời tình tự của sóng. Em nói gì đi chứ. Nói gì bây giờ. Thì những gì em cất giấu một năm qua. Hay là trách anh cũng được. Ồ không! Làm sao em trách anh được. Mỗi số phận có một phần lịch sử kia mà. Anh cố giấu đôi mắt buồn vào những bước sóng vô định ngoài xa. Anh vẫn hạnh phúc chứ? Ừ, thì vẫn. Còn em lại cứ suốt ngày lao xao với những con số. Nghề của em là vậy, nhìn số đến khô quắt cả người. Ngày xưa em mê môn văn hơn. Tại anh là ông thầy dạy văn dở nhất trần đời. Sau bài thuộc lòng bằng mắt một bữa em đọc được trên bục giảng, thế là từ đó em ghét môn học này khủng khiếp. Biết em ghét nên anh cũng trở thành ông thầy - mất - dạy luôn. Và em cũng trở thành một kiểm toán viên luôn đó thầy.

Mà em phải lấy chồng đi chứ. Cô lại cười, khoé mắt tinh nghịch nheo lại. Thôi, nói chi chuyện đó, thầy. Ngày xưa thầy bảo em con nít đừng bày đặt chuyện yêu đương. Lần nói đó cách đây mười lăm năm rồi. Dạ, cũng lần đó, lời dặn của anh đã đóng băng em thành cô học trò mười sáu tuổi đến bây giờ. Anh thấy em thuộc bài kỹ không? Giờ, anh có còn là thầy của em nữa đâu, em nên quên đi. Ở đời cần phải biết quên mới sống nổi chứ. Em nghĩ đó là bài học duy nhất em nhận được từ thầy, quên sao nổi. Cô vẫn bướng bỉnh. Giờ thì anh cười, nhưng khoé miệng lại buồn hiu.

Hết buổi chiều. Chỉ còn buổi tối nữa thôi. Thành phố về đêm sôi động hơn. Hàng dãy dài nhà hàng khách sạn đang nổi lên rực rỡ. Anh chở cô lòng vòng phố xá. Thật tình cô không yêu biển. Tiếng sóng vỗ làm cô nôn nao. Máy điện thoại báo có tin nhắn. “Trăng ở biển đẹp lắm. Đan đừng có đi ngủ sớm”. Cô cười, xoá vội tin nhắn. Sếp luôn biết cô cần gì. Ở thành phố khó có cơ hội ngắm trăng. Vậy mà sếp vẫn nhớ và nhắn tin cho cô. Nhìn cách cô gập điện thoại, anh chợt quàng tay lui sau nắm tay cô bóp nhẹ. Em nhắn lại cho người ta đi. Nói gì? Gì cũng được. Phải bận tâm về em lắm người ta mới nhắn như vậy. Thôi, chẳng ích gì nữa đâu anh ạ. Thể nào mai về thành phố, sếp lại chẳng nhìn em bằng đôi mắt vô cảm. Sếp và em chỉ nói chuyện với nhau bằng chữ số. Thật mà. Anh vẫn nắm tay cô. Như ngày xưa, cô cần bàn tay anh biết bao. Nhiều khi cô ước ao, đang đi trên đường bất chợt vấp ngã, tỉnh dậy có anh bên cạnh. Giờ lọt thỏm trong tay anh, cô lại muốn rút ra. Thôi anh à, chẳng được gì, lại thêm khắc khoải.

Hai người vào một quán café nhạc Trịnh. Tên buồn. Mùa Thu Vàng. Ừ nhỉ. Sao không phải là một nơi nào đó vui tươi hơn tí chút? Mặt em ngồi quán này hợp hơn. Cả nụ cười lên năm của em nữa. Vào nơi ồn ào nhộn nhịp anh sợ nó lạc mất. Không, em đã hơn ba mươi tuổi rồi đấy. Có nghĩa mùa thu vàng quá còn gì. Hai ly đen đá. Thêm một bịch sữa tươi. Làm gì? Khuya về em uống thêm. Không người ta bỏ em vào vạc dầu nấu cao mất. Em cũng đang mong vậy.

Những giọt café rơi theo từng nốt nhạc. Anh ngồi lặng im ngắm cô qua ánh đèn cầy mờ ảo. Mười lăm năm trước, cô bé học trò vụng về hay làm lem mực ra tay đã gục vào vai anh mà khóc. Thầy ơi, em không muốn làm người lớn. Chàng trai hai mươi tuổi ngơ ngác ngờ nghệch đến cuống quýt. Thì em hãy cứ làm bé con, ngoan và học giỏi. Nhưng đôi mắt nâu của anh lại sáng bừng niềm đam mê cháy bỏng. Thị xã bé tí ti như bàn tay con gái. Chuyện gì mà người thị xã không thấu rõ nguồn cơn. Cô bé nghỉ học hơn một tuần. Còn anh phải làm việc với thầy hiệu trưởng. Thời ấy, trường học không phải là nơi dung túng cho tình yêu, thứ tình yêu giữa thầy và trò lại càng không thể. Vội vã như chính sự nông nổi của một gã trai mới lớn, anh làm đơn xin thuyên chuyển về xó xỉnh của một tỉnh miền núi xa lắc lơ. Mãi sau này khi ngồi vào cương vị của thầy hiệu trưởng năm xưa, anh lại bần thần cả người. Phải chi giờ em vẫn là cô học trò ngày ấy.

Thì em vẫn là học trò năm xưa của anh đấy thôi. Bài học vỡ lòng về tình yêu em thuộc đến không ai chịu nổi. Thời đại a – còng, em tìm gì giữa những con số? Hoa lộng lẫy hơn. Quà đắt tiền hơn. Tình yêu cũng sang trọng hơn gấp trăm ngàn lần ngày ấy? Nhưng trái tim em miễn nhiễm mất rồi. Không bắt được nguồn rung cảm nào cả. Đừng tự ám ảnh mình, cô bé. Có thể em quá bận bịu. Hãy tự thư giãn mình. Em sẽ thấy hoa vẫn hồng, chim vẫn hót. Chỉ có nắng bây giờ chẳng còn vô tư đâu anh ạ.

Trễ quá rồi. Khuya, em phải về. Anh đưa cô về khách sạn. Ngập ngừng một chút ở phòng lễ tân. Cô xin chìa khoá, lặng lẽ về phòng. Anh theo cô. Lùa cửa sổ, gió thổi từ biển vào mát rượi. Mai anh phải về sớm, không kịp, sợ trễ. Vâng. Em nói gì đi. Sao lần gặp nào anh cũng khẩn cầu cô câu ấy? Cô biết nói gì với anh bây giờ? Điều duy nhất, thực lòng nhất sao mà khó nói vô cùng tận. Có nói ra, cô biết anh cũng không thể nào thực hiện nổi. “Cầm lòng bán cái vàng đi. Mưa về những cái có khi không vàng”(*). Chẳng lẽ cô nói với anh hãy bỏ vợ đi. Để đưa cô về sống với anh??? Nghĩ đến đó, cô bật cười thành tiếng. Thấy mình như một con ngố, không sao chịu nổi. Thì cuối cùng, em cũng vui lên rồi kìa. Ánh mắt anh vẫn ấm áp dễ chịu.

Thôi anh về. Mai em không chia tay được đâu. Tại sao? Chia tay để làm gì? Ừ, hẹn em ngày gặp lại. Anh đứng dậy chần chừ. Cô dạ mà nghe lòng điếng tê. Đừng hẹn làm gì. Có gặp thì may, còn không hãy chúc nhau hạnh phúc. Thôi, thế cũng được.

Anh đẩy cửa bước ra. Cô ngồi chết sững trên đi-văng. Như thể đã ngồi đó từ mười lăm năm trước

Mưa về rồi nghe nhỏ

Em về buồn nho nhỏ

mưa nghiêng hết buổi chiều

mưa mang khăn quàng đỏ

giọt hoài đến cô liêu



Em về buồn nho nhỏ

rơi xuống mênh mang lòng

phố kia đèn lên đỏ

như sầu đứng long đong



Em về buồn nghe nhỏ

ai thả dưới chân cầu

con cá nhìn như ngó

im lìm chẳng cắn câu



Em về buồn với cỏ

mưa rơi hết buổi chiểu

anh giận tình như gió

thổi tên mình phiêu diêu...

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2009

Trận cuối

Người bỏ ta đi một ngày rất trắng

có lẽ để mưa tan xóa lòng mình

có lẽ để gió đem tên treo trên núi

có họa chừng ta mới hết quên ngươi



Người bỏ ta đi vào mùa rất vắng

dăm cơn đau thỉnh thoảng kéo nhau về

dù có đau hơn bảy lầu bệnh viện

thì cũng không bằng một trận ngủ nằm mê



Người cứ thế bỏ đi làm biền biệt

làm cơn dông âm ỉ tận chân trời

làm cầu vồng cong hay cầu vồng khuyết

cũng mơ hồ chỉ một trò chơi



Nên, thôi được, ta thua người trận cuối

thua cả tay môi mắt lẫn nụ cười

thua hết thảy ngươi bằng lòng thì nói

duy giọt nước mắt này .... có thắng nổi ta không?Tongue out

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2009

Lạc Tiên

Những buổi chiều lang thang, tôi thèm trở về căn nhà ấy, nhỏ xíu thôi nhưng vô vàn hạnh phúc. Nơi có ánh mắt tha thiết, trái tim yêu thương và tâm hồn yếu đuối kỳ lạ. Một ngôi nhà tôi chưa bao giờ đặt chân đến nhưng lại luôn hiện ra theo nghĩa trở về như anh thường nhắn nhủ. “Lúc nào mệt mỏi, em hãy trở về với anh”. Lời nói chân thành đến vậy mà sao tôi không đủ sức để bước qua ngưỡng cửa của căn nhà. Những chiều lang thang theo hang vạn hơi thỏe cô độc, dàn trải khắp nẻo đường phố xá…
A lô, phải Quy đó không? ừ, anh đây, bây giưof thì cho phép xưng anh rồi đấy nhé! Đố Thầy của em đi. Em có còn bé nữa đâu? Em có khỏe? Anh ấy đi đâu? Đi làm hả? ừ, thì gọi lén, có sao đâu. Em – có – nhớ - không….
Chao ôi, những cú điện thoại bất thường, tôi choáng váng. Dạ, thưa thầy em vẫn khỏe, chồng em vẫn vậy… Nghĩa là em đang hạnh phúc đấy chứ? Thẫn thờ, tôi cúp máy để sau đó lại nghe một hồi chuông dài cầu khẩn. Thầy ơi, em phải vào bếp đây. Á, thầy giễu em?! Năm xưa thầy thích em soi gương nội trợ hơn làm thơ kia mà…
Tôi lại loay hoay với những món đồ khua lẻng kẻng báo hiệu sự yên ấm của một gia đình. Ngôi nhà sạch bóng với đầy đủ tiện nghi cùng sự hiện diện của chồng tôi khiến mẹ ở dưới quê thường sóm sém cười mỗi lần ghé thăm để rồi về tự hào với làng xóm. Chồng tôi quá thể tốt, ôn tồn, điềm đạm và vô cùng bình tĩnh. Bình tĩnh ngay cả với những hồi trống vắng trong tâm hồn tôi. Ngày cưới tôi về, anh bảo tôi yếu lắm, nghỉ việc thôi, anh dư sức nuôi vài ba người như em. Với lại, em xinh thế, đi làm để thiên hạ ngắm phí của giời, mất công anh ghen! Mà anh là chúa cả ghen đấy nhé! Thôi ngoan nào, búp bê của anh.
Công việc làm nhàm quanh quẩn trong giới hạn tầm mắt của chồng khiến nhiều lúc tôi muốn khóc nhưng khó quá rồi, tôi chẳng còn tự huyễn hoặc nổi mình bằng những giọt nước mặt được nữa. Chồng tôi thương và chiều chuộng tôi như trẻ lên ba. Trời ơi, sao em ra nắng, cảm đấy! Để xô anh xách cho, quý hóa gì mấy cái cây con con mà em cứ tưới bón thế không biết. Ấy, có cái áo này đẹp, anh mua cho em, thích không? Chậc, anh thì thôi, từ nhà đến cơ quan, từ cơ quan về nhà, có đi dâu mà sắm với sửa, lôi thôi! Chồng tôi đơn giản thế đấy. Dường như bao nhiêu tình cảm, lo lắng toan liệu anh đều dành cho tôi. Nhiều đêm úp mặt vào vòng ngực ấm áp đên sbinhf thản của anh, tôi bật khóc mà chat cả người bởi nhận ra những giọt nước mắt ấy lạnh tanh vô cảm.
A lô, Quy ơi, em làm gì đấy hở? lại ngóng ra cửa phải không? Chỗ nhà anh có mấy bong xác pháo nở cháy cả mắt. Ngày cưới em có xác pháo không nhỉ? Mà ngày nay người ta cấm pháo rồi còn gì. Hôm ấy bong pháo rụng đầy san em biêys không…
Thưa thầy em đang sửa lại mấy cái áo len, bây chừ chỉ mùa hạ nhưng rồi đến thu, chẳng mấy chốc mà lạnh. Anh ấy lại thích mặc áo em đan. À, mà mùa đông sắp đến rồi, thầy cũng sửa soạn áo ấm đi thôi!
Dào, em lại dài hơi bao đồng chuyện thiên hạ rồi. Mấy mươi mùa đông anh có cần chi áo lạnh! Hôm nay em có khỏe không, con chích chòe lửa còn dỗi anh, nó chẳng nói chào Quy như mọibaanj. Em không đến, lâu ngày e nó rã họng mất thôi Quy ạ.
Em còn phải vò nốt mấy mớ đò. Vả, chồng em cũng sắp về. Chào thầy. Gác máy, tôi chầm chậm ngó từng con số nhảy nhót hoa cả mắt. Căn nhà ấy có giàn hoa xác pháo, nao lòng lắm. Ngày lên xe hoa, tôi ước ao có người rải dưới lối đi của mình những vốc hoa ấy. Chồng tôi chỉ cười, ừ, cấm đốt pháo lại hóa hay em ạ, đã an toàn lại đỡ rác, tiết kiệm! Tôi khóc khi vào lạy tạ cha mẹ mà không hiểu dòng nước mắt nào là báo hiếu, dòng nước mắt nào là xót xa. Bà con họ hang ai cũng mừng tôi tốt phước.
Buổi tối, đối diện nhau qua mâm cơm tươm tất, chồng tôi hồ hởi kể về những công việc ở cơ quan. Thằng cha ấy chẳng được viêc gì, chỉ giỏi khom lưng. Lương bà ấy cao bỏ mẹ, mà chuyên mộ không bằng phụ môn. Anh là anh ngán mấy khoản ấy lắm. Gã trưởng phòng cứ cười kha khả, vỗ vai anh bồm bộp khen lấy khen để anh giỏi lắm, hôm nào rỗi hắn đến chơi. Anh là anh dẹp mấy cái ngữ đó. Đến nhà chỉ tổ dòm ngó nồi niêu song chảo nhà người ta chứ gì. Mà em lại xinh thế này, ơ, em ăn cơm đi chứ, khảnh ăn thế anh chả yêu đâu. Thôi anh no lắm rồi, em ăn đi nhé, à, lấy hộ anh cây tăm, tiện thể, pha luôn bình nước. Nào, ăn cơm xong anh mở máy, ta cùng xem nhé.
Chồng tôi luôn ngỡ tôi còn bé. Anh xem tôi là người bạn, người em và người con. Có lẽ, lúc cưới tôi về, anh chỉ hăm hở bởi đã đưa về nahf một cái xác hoàn hảo, một cái xác đẹp, tuyệt vời mà quên thỉnh phần hồn đem theo nên nhiều lúc tôi cố gắng gọi hồn nhưng nào đâu nhập nổi. Như tập tục của người dân tộc, tôi bây giờ thuộc cái ma nhà khác mất rồi.
Thảy tất cả vào khuôn nhà rộng rinh, tôi lẩn thẩn từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài nhặt nhạnh từng cọng rác gom vào giỏ, tỉa mấy cái lá sâu và kỳ cọ hang dãy lavobo sạch bong lên mới thôi. Cam chịu! Quả thật gần như thế. Chỉ duy quả địa cầu cứ lăng qua lăng lại trên tủ kính trêu ngươi, mời mọc, mời mọc. Và chuông điện thoại thì cứ reo vang trong giờ hành chính nên khó lòng gọi là hạnh phúc, cái hạnh phúc đích tực của một tâm hồn.
Quy đấy hở? chỉ cần nghe tiếng nhấc máy của em là anh nhận ran gay. Anh pha cà phê mời Quy được không? Anh sẽ uống cà phê với hình Quy vậy. Ác với anh quá đấy, Quy!
Tôi chỉ nghe, và nín bặt. Hình như khi tiếng điện thoại đầu dây dập tắt là lúc tôi nhận ra mình đang ác với chính mình thì đúng hơn. Thôi chết, đã 9 giờ sáng, tôi phải ra chợ, kẻo trưa, chợ đông người, chồng tôi lại phật ý.
Chẳng biết ở đâu, cổng nhà tôi lại mọc lên cây hoa giấy bé cỏn con. Vậy là chiều nào tôi cũng cắc ca cắc củm tưới tắm vun xới như thể đứa con mọn. Chồng tôi bật cười, chao ôi là em ngớ ngẩn, hay hớm gì cái giống hoa giấy khô không khốc ấy. Sao, em bảo là hoa nắng gió ư? Rõ phù phiếm. Để anh muacho em mấy chậu vạn tuế hay tùng bách gì đó, vừa cứng cáp lại sang, em tha hồ chăm sóc mà chẳng sợ chúng chết. Hở, em thích hoa leo? Thôi, để anh đưa về vài cây thiên lý, tiện thể nấu canh cũng hay. Hà hà aaaaa…… chồng tôi xoa tay, cười hồ hởi, kéo tuột tôi vào nhà, kẻo gió đấy em. Nào, ngồi yên cho anh ngắm xem búp bê của anh hôm nay thế nào. Chà, trông em có vẻ mệt, đừng nhìn xuống, chả hay chút nào, nhìn thẳng vào anh, thế, đáng yêu lắm…
Đêm uể oải. Nằm nghe thằn lằn chắt lưỡi, tôi tiếc giùm nó mẻ kho, mà có khi mơ hồ tiếc về một điều gì đó của mình cũng nên. Khó biết lắm, xa chưa nhỉ, chỉ thấy hình như quên, quên từ cái ngày bước lên chiếc xe hoa lộng lẫy của người khác. Quên như trái tim đã tuột chỉ lỡ đánh rơi. Đàn bà luôn tự nhủ lòng quên, tự huyễn hoặc mình rằng quá khứ là điều không có thật mà dường như bao giờ cũng sống cùng nó. Và tôi vẫn là đàn bà.
Cây hoa giấy lớn rất khẽ. Rồi đến một mùa đông, một ngày rét khắc khoải, nó chuột vổng lên bất ngờ. Mấy đầu cành chụm từng búp hồng hồng, vàng vàng đỏm dáng. Nâng mấy cành hoa, tôi mừng rơn cả người, líu ríu lấy mấy vòng thép gai uốn thành vòm trên cổng. Gai sắc quá, đâm sướt cả tay tôi bươm máu. Chiều chồng tôi về xót xa cầm bàn tay nuột nà ngấn đỏ, suýt nữa đạp tung cả cây lẫn cổng. Anh đã bảo em mà, báu gì cây gai góc ấy. Em thích nó à? Ừ thì thôi vậy, anh sẽ uốn nó thành vòm cho em. Rồi anh cúc cung tỉ mẩn uốn thành chiếc vòm thật khéo sau khi ủ ấm tôi bằng nhiều cái hôn khác nhau và vùi vào chăn ấm. Ấy, em lại ho nhiều rồi, khổ quá, anh dặn đừng ra gió mà không nghe. À, em nấu cơm chưa đấy? Nằm yên, anh chạy vù ra quán là xong ngay, em ăn cháo nhé! Ổn rồi, em cứ mặc sức ngắm mấy cây nắng gió gì đấy của em. Bao giờ anh xây tường rao thì cứ gọi là phát tất. Xây tường mới sang em ạ. Không mấy thằng trong phòng anh nó cười cho. Kỹ sư chứ ít đâu.
Tôi nằm im, thu hai tay trước ngực. Lời anh nói cùng với gió thốc vào lạnh buốt. Tôi mòng anh đừng phá cây bông giấy của tôi. Chồng tôi không biết, nhờ nó mà tôi có chút nắng gió chan vào sân sau cái cổng sắt im lìm quạnh độc. Tôi là đàn bà sao còn khát khao vươn ra khung cửa ấy, nơi đầy nắng gió kia? Không lẽ đàn bà chỉ là chiếc xương sườn thứ bảy của đàn ông? Tôi bắt buộc mình phải tin điều ấy mà sao cứ khát khao, khao khát đến cháy cả lòng.
Mùa hè, giàn hoa nắng gió đã bò ken dày cả cổng tạo thành bờ vòm xanh mát. Hoa nở suốt ngày nhưng trưa lại rực lên nhức buốt để khi chiều lại thì sẫm đến nặng bầm. Những ngày nóng lả người, tiếng chuông điện thoại dồn dập lung bùng hơn. Chồng tôi thỉnh thoảng cũng quay lại nhướng mày, ai vậy em? Người bạn cũ hở? Thỉnh thoảng em cũng cần có bạn bè trò chuyện cho khuây khỏa, nhưng nhớ in ít thôi, bạn nhiều chỉ tổ tốn nước rác nhà. Ai gọi cho anh thì bảo anh đi vắng nhé. Không, nếu là giọng của sếp anh thì khác. Thế nhé, anh đi nghỉ đây.
Những đêm vời vợi cũng như ngày. Có lúc đi vào phòng ngủ, ngắm khuôn mặt hồn nhiên vô tư của chồng, tôi không nỡ ghé vào đành ôm gối khẽ khàng đi ra đi văng để sáng mai anh lại cười xòa. Chà, anh ngủ ngon quá, sao em lại nằm đây? Anh thì có nã đại bác sau lưng cũng không dậy nữa là. Chết, mắt em cứ thâm hết rồi này, để chiều anh mua cho ít thuốc ngủ. Em ăn sáng sau nhé, anh vội đến cơ qua sớm một chút. Hôm nay tay trưởng phòng mời anh chầu cà phê sáng. Anh thì anh chả ưa gì cái thứ nước đắng nghét ấy nhưng chẳng nhẽ…, nào, hôn em, anh đi.
Ngày lại ngày, tôi ôm một mớ len xanh đỏ tím vàng ra đan, hết đan rồi tháo, hết tháo rồi đan. Kỳ lạ, sau một hồi tỉ mẩn, bao giờ tôi cũng chọn một búp len vàng rực để đan thành chiếc áo đàn ông. Mà đàn ông có ai mặc màu áo ấy đâu. Nó chói chang và lòe loẹt lắm. Ngay cả chồng tôi, anh rất thích những chiế áo len màu xanh thấm, xám tro, đen tuyền nhưng chưa bao giờ tỏ ra thích chiêc sáo màu vàng ấy, chỉ cả cười vỗ vai tôi. Em rõ là trẻ con, đàn ông ai lại mặc màu áo ấy, có họa là trẻ con. Nghe anh nhắc đến hai chữ trẻ con, tôi bải hoải chân tay. Đúng, màu ấy có thể hợp với trẻ con lắm chứ. Tôi lẩm nhẩm, trẻ con, trẻ con… còn anh thì cứ cười vô tư rồi lẫn vào mớ sổ sách nhì nhằng. Tôi ôm mớ len vàng rực về phòng, bấm đốt ngón tay, mười hai năm có dư tôi bước lên chiếc xe sang trọng ấy. Căn phòng ngăn ngắt phẳng lặng đến độ cuộn len vàng rơi xuống đất lăn vào tít trong góc giường không buồn gây tiếng động.
Chuông điện thoại cứ réo vang, dồn dập. Quy ơi em có ngủ được không? Anh biết ngay mà, ở đây anh cũng thường mất ngủ. Chẳng nhớ Quy nữa đâu bởi lúc nào anh cũng có Quy bên mình. Làm sao anh có ư? Bí mật. Chiều nay Quy ra cổng lấy lá Lạc Tiên nhé, sắc lên như thuốc bắc uống khỏi chứng bệnh mất ngủ liền. Anh lội rừng mất ba ngày mới tìm thấy lá cho em. Nhớ nhé, anh treo dưới vòm cây nắng gió. Đúng bốn giờ chiều,
Suốt cả buổi chiều tôi ngồi bên cửa sổ hòng mong thấy một ai đó móc giỏ lá lên vòm cổng nhà mình. Tịnh không thấy một ai. Nhặt cọng len xanh đỏ kết thành chum hoa ngũ sắc, chợt bật cười bởi nó giống quả pao của các cô gái dân tộc ném chọn người mình yêu. Tôi thu xếp chúng vào chiếc giỏ mây xinh xắn trên góc tủ rồi xuống bếp sửa soạn bữa chiều. Bật nhẹ tay, chiêc bếp ga vang lên đánh tách khô giòn và bùng lên ngọn lửa xanh lạnh lẽo. Tôi không hiểu tại sao ngọn lửa xanh lạnh tanh dường vậy mà đủ sức làm chin thức ăn? Không kìm được lòng mình, bất giác tôi ngước ra vòm cây nắng gió, ô kìa, thấp thoáng cái gì là lạ trong góc? Tôi rộn rang, tim thánh tha thánh thót bước ra. Vừa đến cổng thì giật thột cả người bởi tiếng ai chào Quy vang lên lanh lảnh. Mẹ ơi, một lồng chim có con chích chòe lửa đang đá lưỡi tanh tách trong vòm cây ríu ra ríu rít. Một mẩu giấy nhỏ cài khéo giữa những chiếc nan. Quy ơi, anh sợ con chích chòe lửa rả họng mất. Mà Quy chắc chẳng đến đâu. Xin lỗi em về lá Lạc Tiên. Hôm hái về cho em đến giờ anh đã bị lạc mất rồi Quy ạ. Chỉ buồn là chẳng lạc vì tiên mà lạc vì Quy thôi. Tôi sững sờ, muốn ôm lồng chim vào nhà, rồi dung dằng thôi. Thế nào mà chồng tôi chẳng hỏi. Quay gót bước vào bỏ lại từng bước nhảy lách chách hối hả sau lưng của con chích chòe lửa và tiếng chào hồn nhiên chào Quy chào Quy… làm tôi liên tưởng đến những bước chân bất kham của người ta sau ngày cưới. Đàn bà đôi khi vẫn thế, dẫu nhớ đến quắt quay vẫn gắng gượng chối từ. Quá khứ, quá khứ, sao dồn dập, có được gì cho hiện tại đâu.
Khi chồng tôi đilamf về, anh ngạc nhiên sao trước cổng nhẵn lỳ lại có phân chim. Lạ thật! Tôi phân bua, có thể con chim nào đó đến đậu cũng nên. Đấy, em thấy chưa, chỉ tổ chim chóc kéo về, rồi dăm bữa nữa chúng tha về đầy đàn, lại đinh tai nhức óc và thối inh lên cho mà xem. Anh thì anh bắn tất, quay lên nhắm rượu thì hết ý. Dà a…., hay đấy chứ nhỉ! Thì ra em của anh khôn ra phết. Cứ để đấy cho anh… Thỏa mãn với sự hứa hẹn ngon lành, chồng tôi quay lưng vào tường, một tay quờ ra sau ôm ngang người tôi như sự rang buộc của hai súc gỗ mấy tay lái gỗ cẩn thận vít vào rồi ngáy pho pho. Hình như người ta nói rằng dạng người ấy là dạng người vô ưu. Còn tôi đến giờ chẳng còn phân biệt được đâu là vô ưu hay vô tâm nữa.
A lô, Quy đấy hả? Anh bị lạc đến giờ vẫn chưa lối ra. Cả con chim tội nghiệp cũng thế. Về đến nhà nó rét run lên, cảm cúm nữa chứ, làm anh cuống cả lên vì nó. Đến chiều nay thì hỏng! Anh vừa ngồi với nó xong. Thương lắm Quy à, lần cuối cùng anh gọi nó, ủ hơi vào mỏ nó, nó còn chime chiếp mấy cái, như là chào Quy vậy. Tôi mở to mắt, trân trân nhìn vào mấy con số trên phím. Thầy ơi! Chỉ thế rồi khóc òa như trẻ thơ. Tôi biết, giờ phút này đây, tôi khó lòng mà dỗ nổi mình nên mặc tình khóc thỏa thuê. Òa òa nước mắt chan đầy ống máy. Đầu kia có mặn môi không mà từng tiếng cất lên khó nhọc. Chích chòe lửa không còn, nhưng ở đây luôn vang tiếng chào Quy đấy, miễn là em biết tự mình lang thang. Máy tắt ngám, tiếng tút tút u u bình thản vang lên.
Lang thang! Chao ôi, lần đầu tiên tôi mới thấy trái tim mình nghe rõ hai chữ ấy, làm sao đủ sức để dẫn mình đi? Tuy vậy chồng tôi vẫn đồng ý để tôi ra phố mỗi chiều sau khi nghe tôi bày tỏ, rằng bác sĩ bảo em phải dạo phố mới tốt cho sức khỏe của em. Được, nhưng em chớ đi xa, nhỡ mưa không về kịp. Đừng đi đường dốc mà mệt. Nhớ, không được nói chuyện với ai nghe không! Tôi cười buồn, lặng lẽ nhìn anh với cái nhìn biết ơn nhưng anh nào hay. Cũng may!
Sửa soạn cho mình một cuộc đời rong phố. Vâng, tôi đã chủ tâm như vậy khi đứng trên gác cao nhìn xuống đồi hoa vàng rực chảy dài lan man mãi xa xăm. Buổi sáng của tôi háo hức hơn với sự chờ đợi thích thú. Buổi trưa nồng nàn hơn với cái nắng nồng nàn khăn khắt để chiều dịu dàng, mc sức cho tôi lang thang.
Ngày đầu tiên khẽ khàng xỏ chân vào đôi hài cỏ êm ái, tôi rút chốt cổng đánh tót mà nghe trái tim thột xuống tựa ngày xưa trốn mẹ đi chơi. Ùa ra ngoài, tôi dè dặt những bước đầu tiên rồi mau mắn, thoăn thoắt theo những lối cỏ nhỏ xíu mà đi, đi hớn hở, tưng bừng.
Trở về với ôm hoa dại vàng rực, chồng tôi ngẩn người một lúc rồi vồn vã. Trời ơi, búp bê của anh hôm nay kháu quá, trông em trẻ ra có đên mười tuổi. Và anh khẽ kêu lên. Em ôm mớ hoa dại này làm gì, xót cả người, lại sưng lên cho mà xem. Ôi, chân em đỏ tấy cả lên rồi này. Vào tắm rồi ăn cơm nhé, anh ăn rồi, anh phải đi có việc đây. Em ở nhà ngoan nhé.
Thế là anh đi. Tôi soãi người bật ngửa trên đi văng, đôi chân vẫn còn nguyên trong hài cỏ. Sao lúc này, tôi khát khao được đi theo anh, được chạy ra bên anh, không, đi, đi, đibất cứ nơi đâu cũng được. Bó hoa trên tay lơi ra, tuôn tuồn tuột xuống sàn….
Quy ơi, chiều nay em dễ thương lắm. Bó hoa hay ghê, em bày nó trên bàn phấn của em chứ. Anh đã vẽ xong bó hoa của em rồi đây, em có nhận không? Chẳng vẽ em đâu, làm sao anh vẽ nổi hình em khi không thật là của anh hở Quy? Anh cũng thực tế ghê đấy, Quy có sợ không? Tôi muốn hét lên. Không, Quy không sợ, Quy không sợ, Quy yêu lắm, thương lắm cái thực tế của anh, thực tế của anh có một trái tim, anh hiểu không? Còn Quy, Quy cũng có một trời lãng mạn nhưng cái lãng mạn của Quy không có tâm hồn. Quy cần anh, cần anh, cần anh… Thế mà đường dây lại trở về bình thản, tút tút…
Tôi không dứt được những buổi chiều xỏ chân vào đôi hài cỏ. Đôi hài cỏ đã dắt tôi qua cuộc đời rong phố! Chồng tôi hoang mang khi nhìn vào đôi má rám nắng, đôi cánh tay trần đỏ au và nụ cười mạnh khỏe của tôi. Thôi thì, miễn là em khỏe! Khi nghe anh nous điều ấy, tôi khóc. Giá mà anh nói rằng em hãy nhớ đến anh có lẽ hay hơn và đầm ấm hơn. Thoáng chốc tôi thấy mình có lỗi, muốn ôm chầm lấy anh để khóc cho đã nư, cho qua cơn ân hận dịu dàng nhưng khi ngước lên đã thấy anh mê mệt với đám chữ Tàu nhì nhằng, lòng tôi đanh lại, khan khản! Anh không thích thua mọi người, mà tay kỹ sư mới về phòng anh lại toanh toánh cứ xỉ xảo tiếng Trung mới chết chứ. Anh cười xòa và xoa đầu trấn an tôi. Thôi em đi dạo nhé, nhớ về sớm, à, hít thở sâu vào, có lợi cho buồng phổi đấy.
Thành phố lắm hoa vàng. Chiều nắng lại đành hanh vàng. Ơ kìa, góc đường xanh lá Lạc Tiên, thứ lá tôi chưa hề thấy bao giờ chiều nay bất giác gặp tôi đã nhận ngay ra nó. Lá Lạc Tiên! Lá Lạc Tiên! Không nghi ngờ gì hết, tự tâm thức, tự linh tính, tự tất cả các mớ giác quan trên đời này cộng lại, tôi đinh ninh rằng đây là thứ Lá Lạc Tiên. Vò khẽ một cọng, tôi nghe mùi hăng hắc dôn dốt. Kỳ diệu thay, đêm ấy là đêm đầu tiên tôi không mất ngủ dẫu khi trở về trên tay vẫn ôm đầy hoa dại vàng rực một góc hoàng hôn.
Huế
23h25, 26/06/98

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Truyện ngắn

sẽ không còn nắng cho em

sẽ không còn nữa người quen bên đường

chỉ còn ngọn gió thất thường

thổi dăm ba cọng nhớ thương gọi là



sẽ không còn nữa thật thà

yêu em như độ tình là hư không

sẽ không còn nữa mênh mông

sẽ không còn nữa... sẽ không là tình...



thôi em về lại với mình

với đôi ba chuyện tang tình ngày xưa

với thêm năm bảy chuyện đùa

với thêm tám chín sợi mưa đầu mùa



với thêm một chút duyên thừa

thêm vào một chuyện như vừa được yêu!

Là em muốn nói rằng entry này em dành riêng cho một người bạn. Một người bạn thật cũ kỹ trong mớ gia sản bạn bè ít ỏi của em. Một người bạn thân hơn người bạn thân, thương hơn một người anh, quý hơn một người bình thường. Nói chung là người bạn mà bao năm qua dù ở đâu dù lúc nào dù vui hay buồn dù đi cà phê với nhau hay không dù liên lạc hay đứt đoạn em vẫn luôn nghĩ rằng đó là người bạn, khi cần có thể nhấc máy cáu kỉnh rằng răng không thấy anh nhớ em.
Là bởi vì em không mấy khi chơi với ai. Dẫu có đi với ai cùng đường hết nước, em cũng ít khi nghĩ rằng người ta coi em là bạn, nên khi có người bạn như anh em thấy quý vô cùng. Dù ở anh có những điều mà nhiều người khác không thích, em cũng thấy bình thường. Nghĩa là một người bạn thật sự trong cách nghĩ của em.
Nên, trước sự phân vân lựa chọn thêm một lối đi của anh, em lại thấy mình dường như lại bồn chồn. Đành rằng con đường nào cũng đến đích, nhưng có cần phải lang thang khắp nẻo đến thế không? Trong khi ở đây phố thì đẹp người thì vui thế này? Em biết anh có nhiều tham vọng. Việc thực hiện cho bằng hết những khát vọng của đời mình là việc đáng làm. Nhưng ở đây vẫn có những chiều vàng góc phố, vẫn có những cây bằng lăng đến mùa lại trổ hết hoa. (Em và RS sẽ đi mua hai cây bằng lăng trồng ở góc vườn nữa chứ, khi mô trổ hoa sẽ mời anh về chiêm ngưỡng) Ở đây không có kẹt xe. Ở đây sẽ có rất nhiều buổi chiều mệt mỏi, nhưng ở đây sẽ có ai đó một sớm sẵn lòng ghé quán cà phê cho anh chia sẻ ưu phiền. Ở đây có những dòng sông trôi thật chậm nhưng vẫn đúng mùa chở nước trôi xuôi… Nói chung là ở đây có rất nhiều thứ, đặc biệt là có một góc nhỏ thôi nhưng đủ để anh ngồi viết những cuốn sách cho tuổi già.
Và nơi đây, Đại Kiều và Tiểu Kiều của anh sẽ thật bình yên, bình yên và bình yên. Dù cố đô chỉ hết lòng bé bỏng.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Chủ nhật không còn bóng để vỡ

Sẽ hỏi xin một chút của ngày chủ nhật
để dựng lại bóng mình
như phục sinh

khi mà đàn chim chơ rao không còn bay đi đâu nữa
khi mà ngọn lửa cao nguyên trần tiến đang hát kia bất ngờ tắt phụt
thì tình yêu cao nguyên hay đồng bằng gì cũng lăn tòm xuống biển

nên bóng còn đâu nữa mà vỡ hả em?

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Ra ngõ tụng kinh

Gió và gió, mẹ bảo gió Nam vô thấu đây rồi. Em lại nghĩ chắc gió Lào biết em nhớ Đông Hà nên thổi mù mịt vô thấu đây đó mà.

Là sáng nay em đang nghe Ra ngõ tụng kinh. Dạo này em nghe tụng kinh hơi bị nhiều. Mỗi tuần một lần làm tuần cúng cho Ôn, mỗi tuần khuyến mãi thêm một lần nghe sư cô tụng vỏng vót trên cọng tre khi cái máy tụng cứ lên giọng cao. Vậy mà lòng em đâu đã bớt sân si. Em vẫn cứ nóng nảy. Em vẫn cứ hay buồn, hay giận, hay nổi cơn thịnh nộ mới đau lòng em.

Lúc cúc mỗi tuần cả nhà lại chăm chỉ đơm đơm cúng cúng chắp tay đảnh lễ. Cả nhà em không mấy tin lắm vào mấy cái trò nhà chùa bày ra, nhưng em không hiểu sao mẹ em vẫn lút cút cung cúc phụng sự mấy sư thầy sư cô bên chùa. Rồi đàn đàn con cháu làm chi thì làm chiều chủ nhật lo về cun cút lạy lạy cúng cúng. Em thì em không tin lắm nhưng vẫn thích vì khi chắp tay nhìn vào mặt tượng Thích ca, em thấy hình như Ngài cười, nụ cười bao dung rộng lượng. Và em nghĩ dù sao đức tin vẫn ở trên trời, vẫn còn có chỗ cho mình ngước lên nhìn. Và em tin ở trên cao kia, Ôn đang nhìn con cháu lạy lên lạy xuống mà mỉm cười mãn nguyện.

Còn bây giờ thì em đang nghe Ra ngõ tụng kinh. Âm dương nằm ngang ngũ hành nằm dọc em chưa biết đọc em nằm nghiêng…. Một ổ rơm ấm tụng kinh thánh hiền… hihi…

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Vàng chi góc phố

Bạn ở Đông hà, lâu nay bạn bận bịu theo chồng con. rồi đột nhiên sáng nay bạn gửi cho em cái mail, bảo Đông hà đã đến mùa vàng phố. hichic..., bạn làm em nhớ chi vậy?
Đã bảo là em vốn nòi ham chơi, ham chơi đến độ khi nghe tin em lấy chồng sớm, mọi người cứ mắt tròn mắt dẹt, một người như em mà lại dám lấy chồng? Ấy là vì em chỉ mỗi tội ham chơi.
Rồi cũng nhờ lấy chồng mà em bớt được tật ham chơi. Nhờ lấy chồng mà em phát hiện ra mình có tính tốt đáng ngợi ca là yêu trẻ nít. Nhờ lấy chồng mà em trở thành bà mẹ to béo có những bàn tay xù xì nhưng tốt bụng như lời Nhím nhận xét. Nhờ lấy chồng chồng mà em bớt nhiều tật xấu của ngày xưa
Nhưng có một điều mà em chưa bỏ được, đó là cái thói tơ tưởng. Em hay tở tưởng chuyện này chuyện nọ trên trời. Em hay tơ tưởng người này người nọ đâu đâu. Lâu lâu thấy ai có vẻ thinh thích là em cũng đem lòng tơ tưởng. Mà cái thói này rõ ràng là không ổn rồi. Hu hu... nhưng dù có lấy một chồng hay nhiều lần lấy chồng đi nữa, em tin rằng mình khó lòng mà rứt bỏ được. Thế mới đau!
Vậy mà sáng nay bạn nhắn chi cái màu vàng góc phố. Em biết rồi. Sẽ là cây hoa điệp chỗ nớ chỗ tê. Sẽ là cái màu vàng như ri như ri..., ui chà chà..., nghe rứa thôi là lòng quặn lại. Là thèm đến quay quay bạn biết không?
Mà chỉ cách có 70 cây số. 70 cây số. 70 cây số. Nhưng chỉ chạy vù về ra đó đứng dòm dòm cái liệu có được không? E là không, nhất định không rồi.
Thì bận bịu chi chi màu vàng góc phố kia thêm mệt. Nên, em sẽ nhủ lòng mình quên. Quên như mười mấy năm nay đã từng quên.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Đao kiếm vô tình

Người cũ ở xa về
làm bỗng nhiên thấy nhớ
như cây nêu đầu chợ
trồng chưng hửng giữa trời

người cũ ở xa vời
tự nhiên không thấy nhớ
mà sao lòng mang nợ
vai trĩu nặng thế này

người cũ quá lâu ngày
mà chưa thành kỷ niệm
mà chưa buông đao kiếm
vô tình sợ chém hoa

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009

Thiên tinh

trưa nay ngồi ăn cơm, tự dưng chồng thở dài, bảo vợ người ta cái gì cũng hỏi chồng, cái gì cũng không biết, nghe bạn nói vợ mình còn dại quá dại quá thấy mà xúc động.
em tròn mắt rứa vợ mấy người nớ dại là dại làm răng? chồng thủng thỉnh ví dụ như khi tụi anh nói người nớ bóng ghê, vợ bạn thắc mắc mãi bóng là chi, thế là anh chống í mới giải thích mãi cặn kẽ thế răng là bóng. em ui chà, cái nớ có chi mà không biết hè.
rồi chồng lại thủng thỉnh có nhiều vợ ít biết những cái nớ lắm, à không, hoàn toàn không biết nữa là khác. ví dụ như vợ của bạn sắp sinh bèn đi tư vẫn một vợ của bạn khác, vợ bạn khác bày cho vợ bạn ni mua một đống tã giấy thay vì mua tã vải. em cười ngặt ngẽo, hehe..., vì vợ bạn nớ nhiều tiền, còn em em nhiều tiền em cũng không mua ba đồ nớ.
chồng lại thủng thỉnh bạn anh tối qua ngồi nhậu cứ thở dài vợ mình còn dại quá dại quá... ra chiều thương bạn và vợ bạn.
Rồi đột nhiên chồng lại nhìn em đang nhăn nhở cười, có mô thiên tinh như em! em? thiên tinh? răng chồng nói chi lạ rứa? chồng im im không thèm trả lời.
Rồi cũng đợt nhiên một cơn gió thốc lên dữ dội. Gió bay tung tóe cửa khắp nhà. em hoảng hốt đi đóng cửa mau mau kẻo hư cửa. chồng vẫn ngồi im bảo để rứa cho mát. gió chuyển sang cuồng nộ. em cuống cuồng đóng mau đóng mau kẻo lốc dỡ bay nhà anh ơi. chồng buông đũa cười nhăn răng: Răng em biết là có lốc? đúng là cái chi em cũng biết! đồ thiên tinh!

có ai quen tui không???

có ai quen tui chỉ tui cách dùng cái ni với.

người lớn

Dạo này mình hơi bị đồng bóng, nói chung là có xu hướng quay về hoài cổ. càng cổ càng thấy lòng dễ xúc động
ví dụ như đêm qua tự dưng nằm sợ ma, ngủ không được, mình nghĩ đến những người bạn thời thơ ấu mà có một thời mọi người cứ nghĩ đó là người iu mình. hihi...
đầu tiên là bạn bảo, mình chơi với bạn thật lâu. thực sự là do mama mình chơi với bạn í trước, nhưng khi lên nhà tán phét với mama, chắc thấy con gái mama xinh quá nên chuyển sang đưa đón con gái lun. mình thuộc loại nhát gan, nên có người đưa đi đón về vào buổi tối đỡ sợ. hehe..., thế là mọi người tưởng người iu, kỳ thực bạn bảo chỉ hay nói chuyện với nhị vị phụ huynh thôi. mười mấy năm ham lấy chồng, ít đi chơi với bạn í, tự dưng tối qua nằm nhớ lại, rằng ba bạn í đã mất, chắc hè này về đông hà thể nào cũng ghé thắp hương cho ba bạn í cái.
rồi tiếp theo mình lại nhớ mấy anh em nhà anh thanh bạn mình. anh í lớn hơn mình kha khá tuổi, iu mình tha thiết nhưng anh í bảo anh í thất học sớm, mà mình lại tài năng xinh đẹp học giỏi nên anh í chỉ dám iu từ xa thôi. hehe..., mình chơi với mấy đứa em anh í nên cũng chả lấy đó làm điều. thành thử sau này anh í đi biền biệt trong sài gòn mình cũng không biết lun. nhưng dạo này tự dưng anh í hay nhắn tin hỏi thăm mình đại loại em khỏe không công việc thế nào chồng con ra sao..., rồi thỉnh thoảng gửi cho em cái card điện thoai, thành thử mình gọi điện chả mấy khio tốn tiền, hehe.... và mình chợt nhớ ba anh í cũng vừa mất cách đây 1 năm, hè ni về chắc cũng phải ghé thắp hương
vì dù sao bây chừ mình cũng đã là người lớn.

về một nơi không thể gọi tên

Tôi không sinh ra ở Huế, nhưng với tuổi đời chưa quá ba mươi nmà đã hơn hai mươi năm sống ở đất kinh thành, đó cũng là một sự gắn bó không thành tên.
Quê tôi là một vùng đát nghèo chiêm trũng ở Quảng Bình. Tuổi thơ theo cha mẹ khăn gói vào Huế từ ngày giải phóng , để từ đó biền biệt một nỗi quê như con nước đã ra đi khó có thể quay về. Lớn lên lại gửi cả một thời hoa mộng ở xứ Đông Hà đầy gió lào cát trắng. Sáu năm ở Đông Hà không dài nhưng đủ khắc vào tôi nỗi ám ảnh về điều gọi là thân phận, và bắt đầu đa mang theo nghiệp văn chương.
Ôm những nỗi niềm không tên đó, tôi một mình quày quả quay lại Huế, nơi tôi đã khóc rất nhiều khi cô bé con bị cha mẹ kéo lên xe trở về Đông Hà xây dựng quê hương theo lời hiệu triệu của Tổ Quốc. Để bây giờ, khi ngồi gõ những dòng này, vẳng bên tai tôi, những hồi chuông của nhà thờ Phủ Cam đang ngân nga đổ giọng, như tiếng gọi cứu rỗi những con chiên ngoan của Chúa quay về. Lại bâng khuâng về một điều sâu thẳm, rằng nơi nào là tiếng gọi quê hương? Khi mà trong tôi, quê hương là nơi tôi sinh ra, là nơi tôi lớn lên, cũng là nơi ngày ngày tôi tha thiết sống.
Ngày trước, mỗi lần tôi đi đâu, khái niệm quê hương của tôi trong mắt bạn bè cả một dải miền Trung này đều chỉ được gọi tên là Huế, không phân biệt nổi đâu là Quảng Bình, Quảng Trị. Nên mặc nhiên, tôi cũng thành “người Huế”, nghiễm nhiên được có những đặc tính của một cô gái Huế. Trong những trang viết đầu đời của mình, tôi mượn Huế làm quê hương bởi trong trí tưởng ngây ngô, tôi cứ nghĩ rằng, nàng thơ thì phải “yểu điệu thục nữ”. Hơn ai hết, Huế lại thục nữ vô cùng. Nhiều người đã nhầm tôi là người Huế cũng từ sự ngây ngô ấy.
Bốn năm đèn sách ở xứ kinh thành, không hiểu trời xui đất khiến thế nào tôi lại trở nên thân quen với vùng đất này đến vậy. Bạn bè tôi mượn nơi đây làm nơi trú ngụ cho mỗi chuyến đi về. Tôi trở thành trạm đón tiếp, lâu dần chết tên, trở thành một địa danh có thực tồn tại giữa lòng cố đô. Đôi người lại ngạc nhiên, sao em lại là Đông Hà chứ không phải là ai khác? Chỉ một người biết tại sao tôi là Đông Hà thì giờ đây biền biệt, xa tít mù khơi không một lời động vọng. Tôi chỉ ở Đông Hà có sáu năm, còn ở đây, hơn hai mươi năm có lẻ.
Giờ tôi đã là một cô giáo, ở một ngôi trường cổ kính, đôi lúc tuổi của cây còn nhiều hơn tuổi của bao lớp học trò cộng lại, vậy mà đi giữa thênh thang thấy mình còn già cỗi hơn cây. Nhớ câu thơ ngày xưa “Thầy vẫn thế ngày ngày đến lớp/ đường lên lầu trăm bậc không hơn/ khi tới lên cao ra về xuống thấp/ đời vui theo mỗi bước thăng trầm”. Tôi giờ cũng vậy, mỗi bước cầu thang như một cuộc leo dốc, triền miên, vô tận, chỉ sợ mình thành Sysyphe ôm tảng đá leo dốc, ôm mãi đến tận cùng của niềm tuyệt vọng, biết đâu một đoá hồng đang hồi hộp đợi tình nhân? Sợ mình bị bỏ quên, như đã từng bị lãng quên.
Khi còn là một cô bé con, tôi sớm nhận ra sự khác biệt của mình với lũ bạn bè láu táu. Như con nước sớm tách dòng, một mình lặng lẽ trôi xuôi, mà cuộc ra đi sớm này đâu dễ đến đích, cứ đi mãi nào tìm được lối ra. Để rồi cũng như bao tâm hồn nhạy cảm khác, tôi tập làm thơ, bắt chước làm thơ, cứ như phải làm thơ, không ý thức được đây là một cuộc hành trình đầy nỗi đau của bao phận người góp lại. May mắn (hay không may mắn?), đó là những câu thơ buồn của bao nỗi lòng thiên hạ, nên được sự đồng điệu của những tâm hồn thơ , đó cũng chính là sự dìu dắt khởi đầu dành cho một bé con tập làm người lớn. Nhà thơ Hải Bằng có câu thơ dễ chết: “Không buồn thì không có thơ hay”, làm thơ không ai muốn thơ mình dở, nên buồn như tiền kiếp, từ thuở khai thiên lập địa đã biết buồn, cũng chính từ những câu thơ buồn rứt ruột đó, thiên hạ lại có dịp dòm dỏ, ngó nghiêng. Nên không những chỉ buồn như thân phận, mà còn đau, bởi tiếng thị phi đời.
Sự khởi đầu của tôi là những bài thơ, vậy nhưng “duyên đầu” của tôi với Sông Hương lại là một truyện ngắn. Một truyện ngắn rất bình thường, đầu tay, nhưng cũng gây sự chú ý cho bạn bè, bởi theo họ, nó mang màu sắc của “chủ nghĩa hiện sinh”, khi mà xung quanh, bạn bè đang viết về những điều thơ và mộng, thì tôi đã sớm buồn (trước tuổi) những điều (dự cảm) có thật về cuộc sống. Chẳng biết lý giải thế nào. Chỉ biết có một thời, ở Huế, cây bằng lăng nào nở trước nhất, cành phượng nào màu “thương” nhất, gốc sầu đông nào tím đến nghẹt thở, tôi như là người biết trước tiên mỗi độ chuyển mùa. Nhưng sự nhạy cảm không dừng ở đó. Nếu dừng ở đó, tôi đã trở thành người lãng mạn với một trời hoa mộng, và yên ổn với những bâng khuâng nhẹ nhàng cần thiết cho một tâm hồn nữ nhi. Cái nhạy cảm trong tôi đã trượt vào vùng nghiệt ngã. Ở đó, tôi thấy những nỗi buồn cuộc sống cứ hiển hiện theo về, để rồi đêm đêm chà xát cả một vùng tâm linh. Và nhắc nhủ rằng tôi phải viết. Nhiều lúc, tôi muốn tất cả hãy dừng lại, rằng trò chơi đã đến hồi kết thúc, nhưng đây là một trò chơi đã được cài đặt theo một chế độ mã hoá, mà tôi, kẻ đãng trí, lại trót quên chìa khoá mã của riêng mình, nên biết rằng, không bao giờ mình thoát khỏi trò chơi ngày bé lỡ mang mình nhập cuộc.
Bây giờ, hình như tôi đã là người Huế, nhưng Huế theo, không phải Huế dòng. Ngày ngày vẫn đi về trên những con đường thơ và nhạc mà ai xa Huế cũng phải xốn xang. Sống trong những màu sương bãng lãng, trong sự huyền hoặc khói sương. Và dĩ nhiên, vẫn đảm trách phần việc của người ở lại, là đón đưa những chuyến tàu phương xa vào bến. Thi thoảng, lại làm kẻ vỗ về người ra đi bằng cách yêu giùm thiên hạ những điều gọi là “tính cách Huế”. Lâu riết, thấy Huế thấm vào mình lúc nào không hay.
Chưa đủ ba mươi tuổi đời, mà hơn hai mươi năm ở Huế. Hai mươi năm sau, hai mươi năm sau nữa, tôi có trở thành một người Huế thực thụ không? Điều đó tôi không biết. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nơi tôi ngày ngày tha thiết sống, vẫn là một thành phố đầy hoa trái xanh tươi, có tình yêu, có bạn bè, có tất cả những điều bình thường giản dị, cả những nỗi đau giúp mình lớn dậy thành người. Thế thôi.

(bài đã lâu lắm rồi sao lúc nào đọc lại cũng như mới, lạ chưa?)